Nghề chạm khắc đá Thủ_công_nghiệp_Đại_Việt_thời_Mạc

Nghề chạm khắc đá hình thành từ lâu trong dân gian. Nhà Mạc dù không có nhiều công trình xây cất lớn nhưng nghề vẫn phát triển mạnh trong dân gian.

Thợ chặm khắc đá chia ra nhiều hạng. Hạng công tượng làm việc trong các Giám, Sở, Cục bách công của triều đình, có tay nghề cao. Họ làm các công trình của triều đình hoặc đứng ra chủ trì việc chạm khắc các bia đá ở đình, chùa, quán tại các địa phương. Thấp hơn là hạng thợ nghiệp dư hoạt động tự do như nông dân.

Phụ trách các cơ quan Giám, Sở, Cục bách công của triều đình là các chức danh Thượng bảo giám, Lục khanh giám, Khí giới doanh tạo sở, Bách đâu cục, Ngọc thạch cục… Đối với thợ làm trong các cơ quan này, chức danh nghề nghiệp của họ được phân loại như: Sở thừa, Tượng chánh, Tượng phó, Tượng nhân, Thường ban, Phó thường ban, Cục phó… Một số ít những người có đóng góp đặc biệt được triều đình phong chức cao như Vinh lộc đại phu Tạ Văn Kế, người khắc văn bia chùa Kỳ Lân. Cách đối xử với thợ thủ công của nhà Mạc khác nhiều với nhà Lê: nhà Mạc có sự tôn trọng họ và do đó họ có vị trí nhất định trong xã hội[3].

Trong dân gian, các làng nghề chạm khắc đá hình thành và phát triển rất nhiều như Hồng Lục, Đông Hồng Lục ở Gia Lộc (Hải Dương), xã Tứ Kỳ huyện Tứ Kỳ (Hải Dương), xã Kính Chủ huyện Chí Linh (Hải Dương), xã Tây Am huyện Vĩnh Bảo, xã Gia Đức huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), xã An Hoạch huyện Đông Sơn (Thanh Hóa), xã Thượng Trưng, xã Nhật Chiêu (Vĩnh Phúc), xã Anh Nhuệ (Hưng Yên)… Dù chiến tranh Lê-Mạc kéo dài, các chợ chạm khắc đá vẫn di chuyển đến nhiều địa bàn hành nghề trên các vùng đất do nhà Mạc quản lý[3].